0 - 2,000,000 đ        
cây Đương quy
  • Xem toàn bộ hình ảnh

    cây Đương quy

    Tên thường gọi

    Đương quy, họ Hoa tán
    Tên khoa học: Angelica sinensis
    * Công dụng:

    Tốt cho người bệnh huyết áp thấp
    Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể
    Hỗ trợ điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết đều kém
    Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít, bế kinh, đau bụng kinh ở phụ nữ.
    Hỗ trợ điều trị chứng chảy máu ở tử cung
    điều trị đau bụng sau đẻ ở Phụ nữ sau khi sinh
    Hỗ trợ điều trị phong thấp, đau xương khớp
    Hỗ trợ điều trị bệnh táo bón
    Đối tượng sử dụng

    Người bị huyết áp thấp
    Người bị thiếu máu, da xanh, tái
    Trường hợp khí và huyết đều kém, người mệt mỏi, vô lực, da xanh xao
    Người gầy yếu, kém ăn, kém ngủ, nhưng đi bệnh viện khám không ra bệnh
    điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết hư hàn, chân tay lạnh
    Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh
    Rất tốt cho Phụ nữ sau khi sinh
    Người bị táo bón
    Người phong tê thấp, đau nhức xương khớp
    Đặt hàng sản phẩm
    Giá bán : 22,000 đ
    Sản phẩm đã được thêm vào vào giỏ hàng
    cây Đương quy

    cây Đương quy

    cây Đương quy
    Thu gọn


    CHI TIẾT SẢN PHẨM
    Ngày này nền y học cổ truyền dân tộc Việt Nam được kế thừa của các danh y nổi tiếng như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông và những kinh nghiêm cứu chữa bệnh được chọ lọc từ dân gian.Nói đến y học cổ truyền là phải nói đến các loai dược thảo.Trong kho tàng cây thuốc ,Việt Nam thì có rất nhiều cây thuốc quý cần được quan tâm nghiên cứu và phát triển trong sản xuất.Trong khuôn khổ bài học này chúng tôi xin được giới thiêu về cây đương quy.Đương quy là vị thuốc đứng đầu trong các vị thuốc chữa bệnh phụ nữ,đồng thời dùng trong những đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.
    Nội dung
    2.1. Nguồn gốc và phân loại thực vật
    2.1.1. Nguồn gốc
    Cây đương quy có nguồn gốc từ Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản.
    Tại Trung Quốc nó được trồng nhiều nhất ở các tỉnh Cam Túc, Vân Nam, Tứ Xuyên, Thiển Tây.
    Ở Việt Nam nó được di thực từ Triều Tiên và được trồng ở Sa Pa (Hoàng Liên Sơn), nhiều nhất là ở Thanh Trì - Hà Nội và ở Mỹ Văn - Hưng Yên.
    2.1.2. Phân loại thực vật
    Cây đương quy còn được gọi là Tần Quy, Can Quy.
    Tên khoa học là: Anglelica sinensis (Oliv) Diels.
    Nó thuộc họ hoa tán: Apiacaeae (Umbellierae )
    2.2. Đặc điểm hình thái và thành phần hoá học

    2.2.1. Đặc điểm hình thái
    Rễ: Rễ cọc có rễ phụ, rễ chất thịt màu vàng hoặc vàng đất. Đây là bộ phận dung để làm thuốc.
    Thân: thân thảo sống lâu năm, cây cao khoảng 40 – 80cm, khi ra hoa thân cây cao 1m, thân có màu tím
    2.2.1. Đặc điểm hình thái
    Lá: lá thuộc loại lá kép, có răng cưa không có lông. Cuống lá phát triển thành bẹ bao bọc lấy thân.
    Hoa: hoa thuộc loại hoa tán, tán kép gồm từ 12 – 40 hoa, hoa có màu trắng nở tập trung vào tháng 7 – 8.
    Quả: quả bẻ đôi hình dẹt, có vân màu trắng, màu vàng hay màu vàng đất.
    2.2.2. Thành phần hoá học
    Trong đương quy có chứa tinh dầu chiếm 0.2%, có tỉ trọng là 0.955 ở t0 = 150C, có màu vàng sẫm trong.
    Tỷ lệ axit tự do trong tinh dầu chiếm tới 40%.
    Thành phần chủ yếu của tinh dầu đương quy chủ yếu gồm có:
    n. butyliden phtalit C12H12O2.
    n. valerophenon O – cacboxyaxit C12H14O3
    ngoài ra còn có
    n. butylphtalit C12H14O2
    beegapten C12H3O2, seoquyteepen, safrola và một số vitamin B12 
    2.3. Điều kiện sinh thái
    Đương quy là cây mọc ở độ cao 2000 – 3000m so với mặt nước biển.
    Nó thích hợp với nơi có lượng mưa nhiều và phân bố đồng đều. Lượng mưa cả năm đạt trung bình khoảng 1034mm.
    Đương quy là cây yêu cầu về nhiệt độ tương đối mát mẻ vì nó có nguồn gốc ở vùng ôn đới, nhiệt độ thích hợp nhất cho nó sinh trưởng và phát triển từ 18 – 300C, nhiệt độ tối thấp mà nó có thể chịu đựng được là -70C.
    Lúc còn non: ưa sống nơi đất xốp, tầng đất dày, nhiều mùn và ít ánh sang.
    Khi lớn: nó ưa trồng nơi khuất gió đủ ánh sang, tiện lợi cho việc tưới nước, đất thoát nước tốt, thuận lợi nhất là đất pha cát, pH đất thích hợp là từ 5.5 – 6.5.
    2.4. Tác dụng dược lý và giá trị kinh tế
    2.4.1. Tác dụng dược lý
    Tác dụng trên tử cung: đương quy có hai loại tác dụng gây kích thích và gây ức chế cụ thể là:
    Ức chế sự co của tử cung làm giãn nghỉ sự căng của tử cung, trực tiếp làm cho hành kinh không đau.
    Do cơ tử cung giãn nghỉ huyết lưu thông mạnh do đó có tác dụng cải thiện dinh dưỡng tại chỗ làm cho tử cung chóng bình thường, gián tiếp chữa chứng thống kinh.
    2.4.1. Tác dụng dược lý
    Tác dụng lên cơ trơn: làm cho ruột trơn và có thể chữa táo bón, làm giảm xung huyết vùng xương chậu do đó làm giảm đau đớn lúc kinh nguyệt (theo tác giả Schmit, Y Bac An, Trần Khắc Khôi (1924), Lưu Thuộc Quang, Trương Phát Sơ và Trương Diệu Đức (1936)…), ngoài ra các tác giả Lê Phúc Hoa, Hy Đoan, Chu Khan (1954) còn cho rằng thành phần tan trong nước, không bay hơi có tinh thể có tác dụng làm hưng phấn cơ tử cung làm cho sự co bóp tăng nhanh. Còn các thành phần bốc hơi khác có tắc dụng làm ức chế cơ tử cung làm cho tử cung giãn nghỉ.
    2.4.1. Tác dụng dược lý
    Tác dụng trên hiện tượng thiếu vitamin E. 
    Tác dụng lên trung khu thần kinh, một số tác giả Nhật Bản đã chứng minh tinh dầu đương quy có tác dụng chấn chỉnh hoạt động của đại não. Lúc đầu thì hưng phấn trung khu tuỷ sống sau tê liệt huyết áp giảm, nhiệt độ cơ thể hạ mạch chậm và có hiện tượng co quắp. Cụ thể liều nhỏ thì huyết áp hơi hạ thấp, hô hấp hơi bị kích, liều lớn huyết áp hạ mạnh, hô hấp khó khăn, có thể gây chết.
    Tác dụng kháng sinh: nước đương quy sắc uống có tác dụng kháng sinh với trực trùng lị và tụ cầu trùng 
    2.4.2. Giá trị kinh tế
    Đương quy là loại thuốc bổ có vị ngọt cay tính ôn, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt đường điều huyết thống kinh.
    Là vị thuốc rất phổ biến trong đông y, nó là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùngg trong thuốc bổ và trị bệnh khác.
    Chủ yếu dùng chữa bệnh kinh nguyệt không đều, thống kinh đau bụng.
    2.5.Kĩ thuật trồng .
    2.5.1.Gieo trồng ở trong vườn ươm:

    - Chọn đất.
    Chọn đát mới khai hoang ,khuất gió,tơi xốp,nhiều mùn,thuận lợi cho việc tưới tiêu và vận chuyển.(Ở Vân Nam(Trung Quốc)người ta chọn đất dốc có độ che râm thích hợp,hoặc đất mới khai hoang nhiều mùn)
    - Làm đất.
    Tiến hành cày bật hết gốc cỏ,bừa kĩ nhặt sạch cỏ dại,phơi khô 3-5 ngày đó đốt lấy tro rải đều lên đất để làm phân.Đồng thời lại cày sâu một lần nữa,sâu 33cm bừa lại,thu dọn những cành khô lá khô rơi rụng trên mặt đất chất đống đốt rồi rải đều,bừa cho thật phẳng,đánh luống rộng 1.2m,rãnh luông sâu 27cm,rộng 0.5m,những rãnh dung để đi lạivà tháo nước thì rộng hẹp tuỳ ý.
    2.5.1.Gieo trồng ở trong vườn ươm:

    Kích thước luống:
    Rộng: 1-1,2m
    Cao: 27-30cm
    Rãnh rộng: 25-30cm
    - Bón lót.
    Trước khi gieo hạt dung phân chuồng hoai mục ủ kĩ với phân lân để bón lót.
    Lương phân:3-5 tấn phân chuồng + 200kg supe lân/ha.
    - Xử lí hạt khi gieo.
    + Hạt giống trước khi gieo phải phơi qua nắng nhẹ sau đó ngâm ủ với nước nóng.
    + Lượng hạt gieo: 6-7 kg/ha.
    2.5.1.Gieo trồng ở trong vườn ươm
    + Phương pháp gieo:
    Gieo vãi hoặc gieo theo hàng…
    Lấp đất…
    Che phủ…
    Chăm sóc vườn ươm.
    + Dỡ bỏ che phủ…
    + Làm cỏ…
    + Tỉa thưa…
    + Đánh cây đi trồng…
    2.5.2.Trồng ra ruộng sản xuất

    - Chuẩn bị đất:
    Chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ…
    PH: 6-7
    Làm đất:
    Cày bừa kĩ,có thể để ải sau đó lên luống
    Lên luống: rộng 1-1.5m,cao tuỳ điều kiện.
    Chú ý đương quy không trồng lien canh.Xong vụ trồng đương quy nên chuyên sang trồng đậu khoai tây lúa…sau 2-3 năm mới trồng lại.
    2.5.2.Trồng ra ruộng sản xuất
    Thời vụ trồng:
    Ở Cam Túc (Trung Quốc) trồng vào hay sau tiết thanh minh(Tháng 2-3),lúc này nhiệt độ và ẩm độ không khí cao,sau khi trồng cây chóng hồi phục,chống được sương giá,thu hoạch vào tháng 9-10 năm sau.
    Ở Việt Nam: Sa Pa trồng Tháng 2-3 thu hoạch tháng 10-11.
    Đồng bằng trồng tháng 11-12 thu hoạch tháng 5-6 năm sau.
    2.5.2.Trồng ra ruộng sản xuất
    Mật độ và khoảng cách.
    Mật độ:50-60cây/m2 tương ứng 50000-60000cây/ha
    Khoảng cách: Hàng x hang: 35-40 cm
    Cây x cây: 3-5 cm
    Ở Vân Nam (Trung Quốc) khoảng cách là:67 x 67 cm
    Phương pháp trồng:
    2.5.2.Trồng ra ruộng sản xuất
    - Bón phân:
    - Lượng phân bón cho 1ha

    2.5.2.Trồng ra ruộng sản xuất
    - Cách bón: 
    Bón lót : 3/4 phân chuồng hoai mục trộn với lân
    1/4 phân chuồng còn lại bón vào gốc.
    Bón thúc: Đạm và ka li dung để bón thúc 
    - Thời kì bón:
    Đợt 1: cây cao 35 – 40 cm,sau trồng 30 – 40 ngày bón 1/3 đạm và1/3 kali
    Đợt 2: cây cao 50 – 60 cm,sau trồng 90 ngày bón 2/3 đạm và 1/3 kali
    Đợt 3: cây cao 70 – 80 cm,sau trồng 110 ngày bón phần còn lại 
    2.5.3.Giống và nhân giống 
    Đương quy chủ yếu nhân giống hữu tính.
    - Chọn ruộng tốt các cây đồng đều khoẻ mạnh không sâu bệnh giữ lại làm giống.
    - Cắt phần than trên mặt đất,chăm sóc tủ rơm rạ để đến mùa xuân năm sau cây nảy chồi.
    - Cần làm cỏ xới xáo kịp thời cho cây.
    - Cây cao 17 cm thì tiến hành bón phân đợt 1.
    - Thu hoạch hạt khi hạt có màu hồng,màu phấn trắng.
    - Khi hái bó thành bó buộc treo trong nhà nơi thoáng gió để hong khô.
    - Khi hạt khô bảo quản vào trong lọ,thùng kín để nơi khô ráo.Cứ 30 cây thu được 2.5 kg hạt giống.
    - Hạt đương quy chỉ cất giữ được một năm,đến năm sau phải gieo ngay nếu để lâu hơi hạt sẽ giảm sức nẩy mầm
    2.6.Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
    2.6.1.Chăm sóc.
    - Làm cỏ,xới đất,vun gốc.
    Khi cây dươc 7-10 cm thì tiến hành làm cỏ vun xới đất lần đầu,về sau tuỳ tình hình sinh trưởng của cây để vun xới các lần tiếp theo làm cho rể sinh trưởng thuận lợi.Lúc xới đất không nên cuốc quá sâu bởi vì có thể làm rể bị tổn thương.
    .Tiến hành trồng dăm những cây bị chết.
    Lúc cây mọc cao cần kịp thời nhổ bỏ những cây đâm chồi nhiều.
    2.6.1.Chăm sóc.

    - Bón phân.
    Lúc làm cỏ lần đầu kết hợp bón phân bắc,phân chuồng lần thứ nhất,bón vào gốc rồi phủ đất lên,nếu cây mọc tốt thì không cần bón phân nữa.Các lần bón tiếp theo bón theo thời bón đã nêu trên.
    - Tưới nước.
    Sauk hi cây mọc cao 13-20cm thì tiến hành tưới nước,mỗi lần tưới không nên tưới quá nhiều.
    Khi cây được 17-20 cm thì tiến hành tưới lần hai,lượng nước tưới nhiều hơn lần một.
    Thời kì cuối tuyệt đối không được tưới nếu tưới để làm cây chết.
    2.6.2.Phòng trừ sâu bệnh. 
    Bệnh thường thấy là bệnh gỉ sắt và bệnh thối rể.Sâu hai chủ yếu là bọ xít,rệp đỏ,bọ rùa và nhện đỏ.
    Biện pháp phòng trừ là chọn nơi đất tốt,ít bị sâu bệnh hại,lúc cày đất vào mùa xuân co thể rắc bột 666 (C6H6Cl6­) 6% 30kg cho 1ha.Nếu thấy bọ rùa hại thì dung bột 666 – 0.15% 15 kg trộn với 120 kg đất rồi rải đều trên mặt đất.
    Ngoài ra còn có chuột đồng phá hoại, chuột thường ăn hại khi cây đương quy còn non,chúng ta có thể dung bẩy để đánh bắt hay dung thuốc để tiêu diệt.
    2.7.Thu hoạch và chế biến 
    2.7.1.Thu hoạch
    - Thời gian thu hoạch.
    Sau tám tháng khi cây lá vàng úa thì tiến hành thu hoạch.Nếu thu hoạch quá sớm sẽ giảm sản lượng và chất lượng cũng không tốt; nếu để quá muộn mới thu thì đất rắn lại,rể dể trầy xước gây thiệt hại.
    - Kĩ thuật thu hoạch.
    Dùng cuốc để đào,nhưng cần phải chú ý không làm cho rể trầy sát và đứt,nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng.Sau khi dào lên để chổ râm thoáng gió mấy ngày sau dung cành liễu bó lại thành từng bó,mỗi bó 3-5 cây.
    2.7.2.Chế biến 
    Sau khi đào lên cắt bỏ than chồi vặt bỏ rể tơ,rửa sạch phơi nắng nhẹ hoặc làm giàn sấy nhẹ nơi thoáng gió.Sấy khô 8/10 thì bớt lửa đi để dược liệu tự khô.Cần xông hơi lưu huỳnh chống mối vàchứa vào thùng có chống ẩm.Khi dung cần phun qua rượu.1ha cho 3000 kg rể khô.
    Ở Cam Túc người ta làm mmột chiếc giá gỗ cao 1.3-1.7 m lấy tre làm giàn sau đó xếp đương quy lên,độ dày xếp là 30-50 cm.Sau đó lấy cây bạch dương ,cây đậu đốt xông.
    2.7.2.Chế biến.
    Sau khi vỏ rể trở thành đỏ tươi hay vàng kim tuyến thìlại dung than để sấy,lúc sấy không nên quá lửa cũng không nên để lửa tắt gián đoạn.Lúc ssấy trong nhà cần thoáng gió và phải trở đương quy luôn,nếu không thoáng gió đương quy sẽ bị thối.
    Tỷ lệ sấy khô: 2.5-3 kg rể tươi cho 1 kg rể khô.
    Tiêu chuẩn sản phẩm.
    Theo quy định của bộ y tế về cây thuốc thì đương quy phải thật khô có dầu đầu rể hình tròn,có vân vòng,vỏ màu da hoặc màu nâu vàng bên trong màu trắng vàng hoặc màu vàng có dầu,không bị mọt,rác rưởi và biến chất,to trên1.5 mm.




    BÌNH LUẬN PHẢN HỒI
    SẢN PHẨM KHÁC
  • Vui lòng đợi ...

    Đặt mua sản phẩm

    Xem nhanh sản phẩm